Chỉ
là một trăm cây chông tre mà nên nghĩa vợ chồng. Chắc ai cũng ngạc nhiên khi
nghe đến điều này?
Câu
chuyện sau đây kể về các nhân vật đều là dân cư tại xứ Động, Hàm Tân. Tên nhân
vật trong chuyện có thay đổi.
…Đầu
tháng 6 năm 1978, Hạnh ra học tại trường Trung học sư phạm Phú Long, Phan
Thiết. Hạnh đi theo ngành sư phạm trong giai đoạn khó khăn, sau chuyển biến của
lịch sử, Đất nước hai miền Bắc Nam
đã thống nhất một nhà. Đúng như ước nguyện, như lời bài hát ngày nào mà Hạnh
từng hát vang:
“Hỏi thăm nhau từ thành phố đến nơi thôn
làng
Bàn tay nâng hòa bình cất tiếng ca bình
minh
Lòng hân hoan như mình dường như mới lớn
Đường mới đó đưa chân đi khắp mọi miền”.
Cứ
những buổi chiều như thế, sau bữa cơm còn đói lòng đối với sức trẻ, Hạnh thả bộ
trên cầu Phú Long. Đứng trên cầu nhìn xuống dòng sông, nước xanh trong vắt,
Hạnh mải mê ngắm từng đàn sứa bơi lượn. Chúng trông như những chiếc dù trắng tí
hon, lúc thì lao nhanh vun vút, lúc thì lượn lờ thong thả. Đây là vùng nước mặn
gần biển, nên là nơi sinh sống của loài sứa này. Cứ từng đàn như vậy đó, chúng
cứ bơi mãi. Có phải chúng bơi ra nhập đàn ở biển khơi? Xa kia là những vùng đồi
trải dài, màu đất đỏ như chu sa, còn là địa danh “Lầu Ông Hoàng”, nơi nhà thơ
Hàn Mặc Tử đã từng đến?
Bỗng
Hạnh có một cảm giác là lạ, hình như có ánh mắt nhìn mình. Đúng là “hắn ta”
rồi. Anh chàng tên là Minh, người mới đến lớp mình, dân ở Sùng Nhơn, Đức Linh,
cũng là dân gốc Quảng Trị. Khi thấy Hạnh bất chợt quay lại, Minh thản nhiên
nhìn thẳng, vẫn bước thong dong bên người bạn. Dáng dấp của Minh thật nghệ sĩ,
khuôn mặt dài cương nghị, có ánh mắt nhìn thật nghiêm , thật lạnh lùng kiêu
ngạo nhưng sao làm Hạnh bất chợt xao động.
Hạnh
theo ngành sư phạm là do muốn đi chung con đường với người mình yêu. Khang hiện
đang theo học năm thứ hai đại học sư phạm tại thành phố. Hạnh học sau Khang một
năm. Năm Khang đậu đại học, Hạnh học lớp cuối cấp 3. Đầu hè năm 1977, Hạnh nộp
đơn vào thi đại học sư phạm. Hạnh đứng đợi gặp Khang tại cổng trường đại học.
Lúc bấy giờ Hạnh lúng túng trông thật tội nghiệp.Nhưng trớ trêu thay! Hạnh
không thể nào đậu được vào trường mặc dù bài làm đạt điểm khá cao, còn do những
nguyên nhân khách quan nào khác nữa. Từ đó ngã rẽ đường đời đã chia hai đứa hai
nơi. Khang tiếp tục học đại học, còn Hạnh về nhà lao động, tham gia nghĩa vụ
lao động địa phương , đã từng đi khai phá rừng Bắc Ruộng, rừng Tân Thắng, rồi
đi đào kênh thủy lợi …sau đó may mắn, đến lần thứ hai mới làm đơn được vào
trường sư phạm Thuận Hải.
Hạnh
trở về trường mà trong lòng ngỗn ngang lắm điều suy nghĩ…
Sau
chuyến giáo sinh lớp Hạnh đi lao động tại Trà Tân, Đức Linh, Hạnh về thăm nhà.
Thật bất ngờ, sáng hôm sau, Minh tìm đến nhà thăm Hạnh. Minh ngỏ ý muốn đi ra
bãi biển. Đường ra biển không xa lắm chỉ đi bộ khoảng 10 phút là tới nơi. Đi
bên nhau hai người cứ trầm ngâm, chỉ thỉnh thoảng Minh mới hỏi thăm vài câu về
gia đình Hạnh. Hôm nay biển thật đẹp! Trong lòng Hạnh có niềm vui đang nhen
nhóm nên thấy mọi vật đều đẹp và thơ mộng. Mặc dù đằng chân trời xa kia có
những đám mây đen đang nặng nề trôi có vẻ như đe dọa một cơn mưa bất ngờ ập
tới. Dưới bóng cây râm mát trên đồi cao, lịch sử một chuyện tình của hai người
đang yêu cũng diễn ra hết sức thơ mộng. Thật bất ngờ, Minh trao cho hạnh một lá
thư rồi nhẹ nhàng bảo Hạnh đọc. Cố hết sức bình tĩnh, Hạnh đọc cho hết thư
Minh. Thư viết khá dài, lời lẽ thâm thuý. Minh ngõ ý so sánh Hạnh như một viên
ngọc quý còn trần trụi cần được gọt dũa để thấy vẻ đẹp trong sáng bên trong của
nó. Vậy là Minh không hề ghét mình như Hạnh lầm tưởng.. Minh đã để ý đến Hạnh
từ khi bắt đầu mới bước vào trường. Hạnh nghĩ rằng vẻ bề ngoài của mình không
dễ gì gây thiện cảm cho Minh.
Chuyện
tình yêu của hai người trên đồi cát cao kia, bằng một nụ hôn bất ngờ, thật vội
vàng khi trời đổ mưa. Hạnh đã chấp nhận. Minh nắm tay Hạnh chạy nhanh về trên
con đường cũ dẫn ra biển. Cơn mưa biển cứ trút xuống…Hạnh đã không còn vương
vấn gì về người thương cũ đang ở phương trời xa. Đúng thế, từ đó Hạnh đã quyết
định và đi theo con đường mình đã chọn.
Quay
lại câu chuyện đang bỏ dở…Đất nước sau những năm mới giải phóng còn chưa yên
ổn.Tại quê Hạnh, nhà nhà phải đóng góp chông tre, để dự phòng một khi có giặc
ngoại xâm. Đây là cách đánh giặc thô sơ, nhưng dù sao cũng có tác dụng mạnh về
tâm lý.
Sau
này, Minh trở thành người yêu thương gần gũi với Hạnh, được gia đình Hạnh chấp
nhận. Nhà Hạnh cũng như mọi nhà đóng góp một trăm cây chông tre. Nghe thế, Minh
tức tốc chạy xe đạp một quãng đường dài gần trăm cây số từ Hàm Tân lên tận Đức
Linh, nhờ ông bác gò lưng vót cho được đủ một trăm cây, quay trở về đem cho nhà
mẹ vợ tương lai.
Hạnh
và Minh đến với nhau, trở thành đôi vợ chồng son trẻ. Chỉ là bàn tay trắng,
cuộc sống nhà giáo thật đạm bạc nhưng lại giàu lòng chân thành, thủy chung. Một
gia đình nhỏ bé hình thành từ đó.
Sống
bên nhau gần 25 năm. Hạnh từng ao ước sống bên nhau trọn đời nhưng cuộc sống
không hề yên ả như thế. Minh đã ra đi trước, đã về bên kia thế giới vĩnh hằng,
để lại nỗi đau, thương nhớ khôn nguôi khiến cho Hạnh muốn quỵ hẳn. Hạnh thấy
cuộc sống không còn gì ý nghĩa. Không còn người bạn đời để thương yêu. Không
còn bóng dáng người chồng, người cha trong gia đình làm cho ngôi nhà như quạnh
quẽ hơn. Không tiếng nói đùa, cười giỡn vô tư như trước đây.
Một
trăm cây chông tre là của hồi môn đó, là bắt đầu của tình yêu trong sáng, không
vụ lợi, không toan tính. Giờ đây, Hạnh đã đứng thẳng được rồi. Qua bao năm giờ cũng nguôi ngoai nỗi buồn. Hạnh tiếp tục
sống vui vẻ chan hòa giữa mọi người thân, bạn bè. Nghề nghiệp cho Hạnh niềm vui
sống.Tương lai của con đang chờ ở sự cứng rắn, vực dậy của Hạnh . Hạnh còn tham
gia các hoạt động xã hội, còn đi đây đó cho khuây khỏa.
…Chiều
hôm nay trời se se lạnh.
Trên
bãi cát dài ven biển, Hạnh thong thả đếm từng bước. Sau lưng Hạnh vẫn là một
chiếc bóng ngã dài. Trời về chiều. Ánh nắng dịu dần, không còn gay gắt. Sóng
biển vẫn mãi rì rầm. Biển đẹp lắm! Bất giác, Hạnh lại nghĩ đến những sáng chủ
nhật năm nào cùng Minh và đám học trò nhỏ ra đây tắm.Tha hồ đùa vui với sóng
nước, với thiên nhiên bao la. Vũ trụ như riêng của thầy trò. Những buổi hôm đó
đẹp trời, biển thật lặng sóng.Từ bờ nhìn ra xa kia ngoài biển khơi vẫn có thể
trông thấy được từng đàn cá heo tung mình nhảy vọt lên cao như đùa giỡn. Có khi
đang ngâm mình dưới làn nước trong lại thấy những con cá nhỏ bơi qua lại.Tự
nhiên Hạnh thấy nhớ Minh da diết. Hạnh nhớ ngày đầu tiên cùng Minh trên bãi
biển hoang vắng này. Để rồi sau đó cả hai được về công tác chung dưới một ngôi
trường gần nhà. Những ngày tháng son trẻ, bao nhiệt huyết với nghề sư phạm. Hạnh chợt giật mình khi nghe tiếng con gọi:
-Mẹ ơi! Con bắt được con sao biển nè.
Hạnh
quay lại với đứa con gái đang tươi cười giơ cao con sao biển trên tay. Tay kia,
con bé còn cầm một bao đựng đầy vỏ sò,vỏ ốc.
Con
bé đưa tay chỉ về đồi cát trên cao:
-Mẹ ơi! Đi bộ lên đồi cát kia chắc là
mỏi chân lắm hả mẹ? Có khi nào mẹ lên đó chưa?
Hạnh
chỉ gật đầu mà không trả lời. Con bé rủ mấy đứa bạn thi nhau chạy lên đồi.
Làm
sao Hạnh không nhớ được! Đồi cát này, bãi biển này ngày xưa hoang vắng, chỉ có
những người dân xóm chài, sáng chiều với nghề đánh cá và ngư cụ thô sơ. Nơi
đây, Minh –Hạnh đã từng đến, rồi cùng đám học trò nhỏ ghi lại biết bao kỷ niệm.
-Về thôi con, trời sắp tối rồi.
Những
tia nắng cuối cùng dường như còn lưu luyến sau rặng cây. Từng đàn chim từ biển
khơi bay về đất liền tìm nơi qua đêm. Màn đêm sắp buông xuống. Và hôm sau, một
bình minh lại hiện diện. Cứ thế-cứ thế trong vòng quay của trái đất, trong vòng
xoay chuyển của tạo hóa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.